Thuở mới lên 3, Lê Tiến Đạt bị sốt bại liệt, teo cơ chân. Cuộc sống miền sông nước vốn đã khốn khó nay còn khó khăn. Đạt không từ bỏ số phận. Anh theo con chữ với hy vọng thay đổi cuộc đời. Ngờ đâu, tấm bằng đại học lại “cất tủ”. Nhưng, bơi là cứu cánh, giúp Đạt tìm ra con đường mới. Anh vươn lên đỉnh cao với tấm HCV duy nhất cho thể thao khuyết tật Việt Nam ở Asian Para Games 2023.
Bị sốt bại liệt lúc mới 3 tháng tuổi. Đôi chân không lành lặn như người bình thường. Nhưng Vi Thị Hằng nỗ lực để trở thành nhà vô địch Đông Nam Á môn bơi lội, gặt hái thành công tại Asian Para Games 4. Cô xứng đáng là ứng viên nặng ký ở hạng mục VĐV khuyết tật của năm Cúp Chiến thắng 2023.
5 tuổi mới bắt đầu tập luyện, 6 tuổi con gái của Đại Kiện tướng quốc tế cờ vua Nguyễn Anh Dũng và Kiện tướng quốc tế Lê Phương Liên đã đoạt HCV châu Á và sau đó là HCV thế giới khi chưa tròn 8 tuổi. Kỳ thủ nhí đã tạo lên một kỳ tích ở Cúp Chiến thắng ngay mùa đầu tiên khi “ẵm” liên hai giải.
Tai họa giáng xuống lúc mới 3 tuổi. Đứt từng đoạn ruột phải từ bỏ con chữ khi mới học lớp 5. Khát khao sống một cuộc đời như bao người bình thường khác. Có lúc, Bích Như buông bỏ cho số phận không may. Nhưng, cái duyên với bơi lội đã níu kéo và giúp cô gái quê Kiên Giang thay đổi cuộc đời với 5 HCV Para Games 2023.
Chỉ cao 1m40, nặng 37kg nhưng Lê Thị Tuyết có nghị lực phi thường để đoạt HCB SEA Games 32 và là tương lai của marathon Việt Nam. Nữ VĐV quê Phú Yên đã trải qua tuổi thơ cơ hàn với kỷ niệm là những lần di tản khi lũ lên đến nóc nhà.
Được tuyển vào đội bóng chuyền của tỉnh Long An, đam mê nhảy xa nhưng Trần Thị Nhi Yến lại bén duyên với đường chạy tốc độ. Chỉ chưa đầy 1 năm, thiếu nữ 18 tuổi gây sửng sốt với thành tích Top 8 châu Á, giành hai huy chương SEA Games 32. Tất cả đó như một giấc mơ khiến cô bị choáng ngợp, áp lực.
"Trong làng billiard pool Việt Nam hiện tại, anh Hoàng sao đang trên một bậc khi ra đánh quốc tế", cơ thủ Nguyễn Anh Tuấn, hay biệt danh Tuấn "con" quen thuộc với giới billiard nói về Dương Quốc Hoàng khi được hỏi đưa ra quan điểm cá nhân về các cơ thủ billiard pool Việt Nam.
Mẹ của Nguyệt Anh khóc cạn nước mắt. Bà đau đớn tận cùng với nỗi đau thể xác của con gái. Ngày đó, nếu chấn thương chỉ nhích thêm 1cm, ĐTQG nữ bóng chuyền Việt Nam và CLB Bộ Tư lệnh Thông tin đã không còn chứng kiến chủ công xuất sắc hiện tại. Những gian truân đó hun đúc về một cô gái xinh đẹp quê Quảng Bình đầy ý chí, nghị lực.
Từ tình yêu bóng chuyền được vun đắp từ mẹ hay cuốn sổ lưu giữ mọi khoảnh khắc về cháu gái của ông ngoại, Lâm Oanh đang vững bước trên hành trình của cây chuyền hai xuất sắc nhất bóng chuyền Việt Nam hiện tại.
5 năm gián đoạn với bóng đá chuyên nghiệp nhưng chàng trai quê lúa Thái Bình Nguyễn Đình Triệu có ý chí vững chắc, nỗ lực phi thường để lần đầu lên tuyển Việt Nam ở tuổi 32. Anh được ví như “đóa hoa nở muộn” của bóng đá Việt Nam.
Thể thao Việt Nam có lần đầu tiên giành ngôi nhất toàn đoàn trên “sân khách” ở một kỳ SEA Games. Ấn tượng hơn cả, Việt Nam còn lần đầu tiên có hai kỳ đại hội liên tiếp đứng nhất.
Trần Minh Trí (quê An Giang) và Nguyễn Quốc Toàn (quê Bạc Liêu) mới ở độ tuổi đôi mươi nhưng đã gây sửng sốt ở SEA Games 32. Những cú đẩy tạ siêu đỉnh giúp hai đô cử thế hệ Gen Z hái ra vàng và phá kỷ lục của đại hội.
Dù không phải đoàn cử đi nhiều VĐV nhất nhưng với thành tích 136 tấm HCV, tỷ lệ đoạt HCV SEA Games 32 của đoàn Thể thao Việt Nam vẫn cao gấp rưỡi Thái Lan.
Những vận động viên Việt Nam đại diện thi đấu Kun Bokator tại SEA Games 32 đã mang niềm tự hào của Võ cổ truyền lên sàn đấu quốc tế.
Trước lúc phục hận ở nội dung 200m ếch trên đường đua xanh ở Campuchia, Phạm Thanh Bảo vừa tự phá kỷ lục của chính anh tại SEA Games 32.
Hoàng Thị Mỹ Tâm trải nghiệm hết tuổi thơ của một cô gái ở miền quê thanh bình tại Hà Tĩnh. Cô vượt mọi gian khó, hình thành đức tính tự lập để đi đến vinh quang. Hat-trick HCV ở giải châu Á 2021 và HCV SEA Games 32 là những cột mốc ấn tượng với nữ võ sĩ karate xinh đẹp này.
Lãng tử, tài năng và từng khiến cả Đông Nam Á dậy sóng khi giành 2 HCV SEA Games 30 khi chỉ mới 16 tuổi. Ẩn đằng sau đó, thần đồng bơi lội Trần Hưng Nguyên là chàng trai khá dị biệt, nội tâm và đầy bản lĩnh.
Dân trong nghề nôm na gọi là nghề “đi tàu” cho dễ nhận biết. Ở đó, những người Việt đã, đang và sẽ bám sống trên dòng sông Tonle Sap rộng lớn, huyết mạch của thủ đô Phnom Penh đều gạt nỗi niềm riêng. Họ chung ý chí đến với đam mê, cải thiện cuộc sống.
Không có một sự nghiệp VĐV lẫy lừng nhưng HLV Trần Đình Tiền vẫn bén duyên với bóng chuyền nhờ khả năng cầm quân xuất sắc, biến một đội bóng rất bình thường như Biên Phòng trở thành thế lực của bóng chuyền Việt Nam. Trước mắt ông sẽ là những thử thách tiếp theo với cương vị thuyền trưởng đội tuyển bóng chuyền Việt Nam.